Phải đẩy mạnh hoạt động biên giới- là chỉ đạo của ông Nguyễn
Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, tại cuộc họp BCĐ hoạt động thương mại
biên giới của tỉnh mới được tổ chức ngày 12/3/2013 vừa qua.
Công Thương - Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu một lượng
lớn gỗ từ Lào nhằm đáp ứng nhu cầu về sản phẩm gỗ trong nước và xuất khẩu.
Thương mại gỗ giữa hai quốc gia vẫn đang trên đà phát triển. Trong đó, Quảng Trị
là một trong những địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thương
mại gỗ giữa Lào và Việt Nam. Trung bình mỗi năm có trên 100.000 m3 gỗ được nhập
khẩu qua cửa khẩu Lao Bảo, với kim ngạch lên tới 200 triệu đô la. Hàng năm có
trên 150 doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu gỗ qua cửa khẩu này.
Với lợi thế của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, năm qua hoạt
động thương mại biên giới của Quảng Trị tiếp tục phát triển; hàng hoá trao đổi,
mua bán đa dạng, phong phú; khối lượng sản phẩm hàng hoá mua bán, trao đổi của
cư dân và thương nhân của 2 nước (Việt Nam - Lào) cũng như giữa các tỉnh Quảng
Trị- Savannakhet- Salavan tăng nhẹ. Xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá qua các cửa
khẩu tăng 0,12% so với năm 2011. Trong đó mặt hàng xuất khẩu chính là rau quả,
sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép, gạo...và nhập khẩu các mặt hàng chính là thạch
cao, gỗ, đồng, hàng điện tử...
Cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại biên giới,
cơ sở hạ tầng phục vụ cho thương mại tại Khu vực cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo cũng
đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại. Công tác quản lý hoạt động thương mại
biên giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân biên giới trong trao đổi, mua
bán hàng hoá; thúc đẩy việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và kỹ thuật thương
mại biên giới phát triển. Tuy nhiên, hoạt động trao đổi mua bán sản phẩm hàng
hoá giữa cư dân biên giới của tỉnh Quảng Trị với cư dân biên giới 2 tỉnh của
Lào chủ yếu được tập trung qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo và một phần qua cửa khẩu
Quốc gia La Lay; việc trao đổi mua bán qua các cửa khẩu phụ còn rất hạn chế. Cơ
sở vật chất kỹ thuật thương mại tại một số cửa khẩu còn thiếu thốn, lạc hậu.
Nhà nước chưa có chính sách và cơ chế đầu tư vốn để phát triển thương mại biên
giới nên trong nhiều năm qua tình hình phát triển thương mại biên giới chậm.
Để đẩy mạnh hoạt động thương mại biên giới trong năm 2013
này và những năm đến, ban chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới tỉnh Quảng
Trị cho rằng, cần tiếp tục khảo sát, dự báo nhu cầu trao đổi hàng hoá của cư
dân 2 nước trên tuyến biên giới Việt - Lào của tỉnh- Triển khai đề cương về xây
dựng và nâng cấp cửa khẩu Quốc gia La Lay, có các biện pháp đẩy mạnh thu hút đầu
tư, gia tăng kim ngạch XNK 2 chiều- đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại
tại khu vực cửa khẩu của 2 nước. Trong đó, chú ý phát triển chợ biên giới và một
số cửa khẩu phụ gắn với việc phát triển thương mại vùng biên giới.